Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 34 - Ôn tập kiểm tra cuối kì 2 - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 34 - Ôn tập kiểm tra cuối kì 2 - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 34 - Ôn tập kiểm tra cuối kì 2 - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2. MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6. A. LỊCH SỬ II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo: - Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát được tình hình ở An Nam. - Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt. - Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách. * Cải cách của Khúc Hạo: - Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán đế quản lí cho thống nhất -Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. - Định lại mức thuế cho công bằng.. Câu 2. Trình bày những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. - Sau khi chiếm Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu văn hóa của người Việt. - Trong cuộc đấu tranh đó người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình. - Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ. - Những tín ngưỡng truyền thống và những phong tục tập quán của người Việt tiếp tục được duy trì. Câu 3. Nhận xét những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. - Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc. - Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nước thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu. - Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch. Câu 4. Cho biết những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn còn duy trì đến ngày nay? - Tục làm bánh chưng bánh giày trong các dịp tết. Tục ăn trầu. - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc B. MÔN ĐỊA LÍ II. TỰ LUẬN: Câu 1- Vai trò của rừng nhiệt đới đối với tự nhiên và đời sống con người? Thực trạng của rừng nhiệt đới hiện nay như thế nào? - Trước thực trạng như vậy, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng? - Vai trò: Hết sức quan trọng đối với việc ồn định khí hậu Trái Đất, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm vả gỗ. - Hiện trạng: Diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động, mỗi năm mất đi 130 nghìn km do cháy rừng và các hoạt động của con người - Các giải pháp: Mỗi chúng ta cần có hành động cụ thể như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí, đồng thời bảo vệ và phát triền rừng. Câu 2. Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới? - Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_34.pdf