Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 3 - Bài 3: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 3 - Bài 3: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 3 - Bài 3: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

Tuần 3: GV: HỒ THỊ THU HẠ Tiết 3: Bài 3. THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Ngày dạy: 23/09/2023 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,...; cách tính thời gian trong lịch sử. - Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử. * HSKT: Biết được thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch. 2. Về năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt + Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử “Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch. + Nhận thức và tư duy lịch sử: Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới; Phát triển năng lực vận dụng; Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới; Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian. * HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 3. Về phẩm chất - Tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ và biết quí trọng thời gian. + Tính chính xác khoa học trong học tập và cuộc sống. + Biết quý trọng thời gian đề có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình. * HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. Tờ lịch lớn. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Tờ lịch, tìm hiểu liệt kê một số sự kiện xảy ra trước công nguyên. * HSKT: Bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận diện được thông tin trên tờ lịch treo tường (h1), đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. * HSKT: Theo dõi các bạn hoạt động d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi theo gợi ý sau: + Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải còn ghi thêm: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hoạt động 2. 2. Các cách tính thời gian trong lịch sử? - Mục tiêu: HS trình bày Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn, biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử. * HSKT: Biết được thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nội dung (Kĩ thuật Think-pair-share, hoàn thành vào PHT, 2,3 phiếu - Think: HS làm việc cá nhân. học tập - Pair: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi. - Share: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên theo STT, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác) - Đọc thông tin, quan sát H1,3 SGK hoàn thàn nhiệm vụ sau: Yêu cầu Trả lời Muốn biết năm 2000TCN cách năm hiện tại bao nhiêu năm thì tính như thế nào? Nêu những cách tính thời gian trong lịch sử Có cần thiết phải thống nhất cách tính thời gian trên thế giới hay không? Vì sao? Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng cách tính thời gian nào? * HSKT: Nhận biết thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Kĩ thuật Think-pair-share Kĩ thuật Think-pair-share - HS khác nhận xét theo kĩ thuật 321: cho 3 lời khen, 2 hạn chế, 1 lời góp ý hoặc 1 câu hỏi) Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Yêu cầu Trả lời Muốn biết năm 2000TCN cách Lấy năm 2000 cộng với 2021 là 4021 năm năm hiện tại bao nhiêu năm thì tính như thế nào? Nêu những cách tính thời gian Từ rất xa xưa, do nhu cầu ghi chép và sắp xếp các sự trong lịch sử việc theo thứ tự thời gian nên từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Có cần thiết phải thống nhất Cần thiết phải thống nhất để các dân tộc đều có thể sử cách tính thời gian trên thế giới dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa hay không? Vì sao? Giê-su (tương truyền là người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (viết tắt là TCN). Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. Câu 1: Ngày lễ, tết dương lịch Thời gian Tên ngày lễ, tết 1 tháng 1 Tết Dương Lịch 3 tháng 2 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 27 tháng 2 Ngày Thầy thuốc Việt Nam 8 tháng 3 Ngày Quốc tế Phụ nữ 20 tháng 3 Ngày Quốc tế Hạnh phúc 26 tháng 3 Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 22 tháng 4 Ngày Trái đất 30 tháng 4 Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 1 tháng 5 Quốc tế lao động 19 tháng 5 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1 tháng 6 Ngày Quốc tế Thiếu nhi 28 tháng 6 Ngày Gia đình Việt Nam 27 tháng 7 Ngày Thương binh Liệt sĩ 19 tháng 8 Ngày Cách mạng tháng Tám thành công 2 tháng 9 Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 20 tháng 10 Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam 22 tháng 12 Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam Ngày lễ, tết âm lịch Thời gian Tên ngày lễ, tết 15 tháng 1 Tết Nguyên Tiêu 3 tháng 3 Tết Hàn Thực 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ 15 tháng 8 Tết Trung Thu Câu 2: Một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về cách tính thời gian của người xưa theo âm lịch ở Việt Nam: - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. - Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. - Rét tháng ba, bà già chết cóng. * Giao nhiệm vụ về nhà - Học bài, hoàn thiện vở bài tập. Hoàn thành bài tập 3/15. - Xem trước bài 4. Nguồn gốc loài người. + Mô tả được quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trên Trái Đất. + Xác định được dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam. + Sưu tầm tranh ảnh tài liệu về nguồn gốc loài người. * HSKT: Không thực hiện
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_3.docx