Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 19+20 - Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 19+20 - Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 19+20 - Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

Bài 14. NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên lược đồ treo tường. - Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc. - Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. * HSKT: Biết được khoảng thời gian thành lập và xác định được địa điểm của nước Văn Lang, Âu Lạc; một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. 2. Về năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt + Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. + Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. * HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 3. Về phẩm chất - Biết ghi nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên. - Trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn có từ thời dựng nước. * HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. Lược đồ lãnh thổ Việt Nam ngày nay. - Một số câu ca dao, tục ngữ, nhận định và tư liệu có liên quan về Nhà nước VL, AL.. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu về nước Văn Lang - Âu Lạc * HSKT: Bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương V. Việt Nam từ khoảng TK VII TCN đến đầu thế kỉ X. 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) qua xem tranh, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới thông qua trò chơi “Mãnh ghép”. * HSKT: Theo dõi cả lớp hoạt động + Nhóm chẵn: Trình bày tổ chức nhà nước của Văn Lang. Nội dung Trả lời Mô tả Ý nghĩa ra đời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, lược đồ và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bảng phụ 1 Nội dung Trả lời Thời gian Vào khoảng thế kỉ VII TCN. Địa bàn Gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Tổ chức nhà Trung ương: đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương nước Văn Lang là Lạc hầu; Địa phương: Lạc tướng đứng đầu các bộ (15 bộ); Bồ chính đứng đầu chiềng, chạ. Ý nghĩa Mở ra thời kỳ dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Hoạt động 2. 2. Sự ra đời nước Âu Lạc - Mục tiêu: HS nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Âu Lạc trên lược đồ treo tường, nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thông qua hoạt động nhóm trên phiếu bài tập. * HSKT: Biết được khoảng thời gian thành lập và địa điểm của nước Âu Lạc. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bảng - Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (6 phút) phụ 2 - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình 3,4, lược đồ hoàn thành phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Nội dung Trả lời Thời gian Địa bàn Tổ chức nhà nước Âu Lạc Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nước Văn Lang Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đời sống tinh thần - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm + Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các khác phản biện, bổ sung. vị thần trong tự nhiên. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học + Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn tập trầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các + Các lễ hội gắn với nông nghiệp nhóm. trồng lúa nước. GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. b. Tổ chức thực hiện - GV nêu thể lệ trò chơi. - Nội dung các câu hỏi trong trò chơi (trả lời đúng mỗi câu góp phần tiêu diệt được 1 con Virus Covit 19). Câu 1: Nhà nước Văn Lang đựợc chia thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Bồ chính. D. Quan lang. Câu 2: Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời vua Hùng là A. vua đứng đầu đất nước nắm mọi quyền hành. B. giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc Tướng. C. cả nước chia thành nhiều bộ do lạc tướng đứng đầu. D. tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, vua có nhiều quyền hành hơn. Câu 3: Địa bàn của nước Văn lang chủ yếu ở đâu? A. Lưu vực các dòng sông lớn ở nước ta ngày nay. B. Lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. C. Lưu vực các dòng sông lớn ở Nam Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. D. Lưu vực các dòng sông lớn ở Trung Bộ và Nam Trung Bộ ngày nay. Câu 4: Căn cứ vào đâu khẳng định cư dân Văn Lang có khiếu thẩm mĩ cao? A. Công cụ lao động. B. Cách xây dựng nhà ở. C. Các nghi thức thờ cúng.D. Sự đa dạng về đồ trang sức. Câu 5: Nhạc cụ tiêu biểu nhất của cư dân Văn Lang là A. Trống đồng. B. khèn. C. sáo. D. đàn bầu. Câu 6: Nhà nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179TCN. B. Từ năm 258TCN đến năm 179TCN. C. Từ năm 208TCN đến năm 179TCN. D. Từ năm 208TCN đến năm 43TCN. Câu 7: Điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương là A. giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. B. vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 8: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. Về bộ máy cai trị Về kinh tế Về văn hóa - xã hội Những chuyển biến về kinh tế của nước ta thời Bắc thuộc Về kinh tế Về xã hội -------------------------
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_19.pdf