Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 11 - Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cố đại - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 11 - Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cố đại - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 11 - Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cố đại - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

TUẦN 11 – TIẾT 12,13 Bài 7. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỐ ĐẠI Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. - Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. - Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà. * HSKT: Biết được tên 2 nhà nước đầu tiên ra đời ở Phương Đông; Kể được tên những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với ngữ liệu trình bày thông tin, ý tưởng và hoàn thành nhiệm vụ học tập - phiếu học tập - Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức đã học để rút ra được bài học cho bản thân. * HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Trân trọng những di sản của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà đã để lại cho nhân loại. - Chăm chỉ: Có ý chí vươn lên trong lao động và học tập. * HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. - Các hình ảnh trong SGK - Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. 2. Chuẩn bị của học sinh - Bảng nhóm. - Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. * HSKT: Bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào bài mới - Kết nối kiến thức để vào bài mới. * HSKT: Theo dõi cả lớp hoạt động b. Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS: Quan sát những hình ảnh và hoàn thiện cột “K”, “W” ( trong bảng KWL) để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về văn hóa Ai cập và Lưỡng Hà cổ đại. + Nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên đối với hoạt động sản xuất của người Ai Cập, Lưỡng Hà B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc đính phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm B4: Kết luận, nhận định - GV: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá và bổ sung - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. (Chú ý khuyến khích, tuyên dương việc mô tả nội dung tranh ảnh của HS) Nội dung cần đạt: - Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoảng 6000 năm trước người Ai Cập, Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp (dùng động vật kéo cày, làm thủy lợi) - Sử dụng giao thông đường thủy (dựa vào các dòng sông) để phát triển thương mại => Nên văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà ra đời và phát triển. 2.2. Hoạt động 2. Tìm hiểu hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. b. Tổ chức thực hiện B1: Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm: Dựa vào trục thời gian hình thành nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại và thông tin trong SGK hãy hoàn thành phiếu học tập sau: Bảng niên biểu lịch sử theo mẫu sau Thời gian Vương quốc (Triều đại) . . - Nhóm 1, 2: Ai Cập cổ đại - Nhóm 3, 4: Lưỡng Hà cổ đại B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng của GV, GV theo dõi, hỗ trợ HS gặp khó khăn B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc đính phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm B4: Kết luận, nhận định - GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá và bổ sung sản phẩm của nhóm bạn - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. Nội dung cần đạt: Niên biểu lịch sử các vương quốc ở Ai Cập cổ đại Thời gian Vương quốc TK XXXII TCN - TK XVII TCN Tảo vương quốc TK XVII TCN - TK XI TCN Cổ vương quốc TK XI TCN - TK XVIII TCN Trung vương quốc TK XVI TCN - TK XI TCN Tân vương quốc TK XI TCN - Giữa TK I TCN Hậu kì vương quốc Điểm 1đ 0,5đ 0,25đ - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. (Chú ý khuyến khích, tuyên dương phần sưu tầm tranh ảnh và nhận xét của HS) Nội dung cần đạt: Người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật có giá trị về văn hóa đóng góp vào nền văn minh nhân loại như: chữ viết (chữ tượng hình), toán học (hệ thập phân, hình học), thiên văn học ( lịch âm), y học (kĩ thuật ướp xác), kiến trúc – điêu khắc (Kim tự tháp, Vườn treo Ba-bi-lon), 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Cũng cố kiến thức đã học b. Tổ chức thực hiện * Nhiệm vụ 1: B1: Giao nhiệm vụ học tập GV: H: Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng với thành tựu văn hóa nào của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? Vì sao? - Gọi một số HS nộp lại bảng KWL (đã hoàn thành cột L) B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Quan sát và đọc thông tin B3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời và giải thích. - Nộp bảng KWL B4: Kết luận, nhận định - GV cho HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét và đánh gía * Nhiệm vụ 2: B1: Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm (trên bảng phụ) Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào? A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. Sông Nin. D. Sông Hoàng Hà. Câu 2. Người đứng đầu nhà nước ở Lưỡng Hà cổ đại là ai? A. Pha-ra-ông. B. Thiên tử. C. En-xi. D. Địa chủ. Câu 3. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin? A. Đây là địa bàn cư trù của người nguyên thủy. B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại. C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động cuôn bán. D. Do có điều kiện thuận lợi để con người sinh sống và sản xuất. Câu 4. Việc nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại hình thành ở lưu vực các con sông gây ra khó khăn gì cho cư dân ở đây? A. Sự chia cắt về mặt lãnh thổ. B. Tình trạng hạn hán kéo dài. C. Sự tranh chấp lãnh thổ xả ra. D. Tình trạng lũ lụt xả ra vào mùa mưa. Câu 5. Thành tựu nào sau đây của người Ai Cập cổ đại còn sử dụng đến ngày nay? A. Chữ tượng hình. B. Hệ đếm thập phân. C. Hệ đếm 60. D. Thuật ướp xác. * HSKT: Thực hiện câu 1 4. Hoạt động vận dụng
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_11.doc