Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

docx 5 trang Chính Bách 05/06/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
 Tuần 1: Bài 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG GV: HỒ THỊ THU HẠ
 Tiết 1: Thời gian thực hiện: (1 tiết) Ngày dạy: 10/09/2023
 I. MỤC TÊU
 1. Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
 - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
 - Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
 * HSKT: Biết được Lịch sử là gì; Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá 
khứ.
 2. Về năng lực
 Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:
 - Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân 
biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau 
của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
 - Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện 
lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
 - Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
 * HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng 
nhóm.
 3. Về phẩm chất
 - Giáo dục lòng yêu nước: biết gốc tích tổ tiên, quê hương để từ đó bồi đắp thêm lòng 
yêu nước. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.
 * HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Đối với giáo viên
 - Máy tính, ti vi, tranh ảnh. Một số mẫu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài 
học.
 - Một số câu ca dao, tục ngữ, nhận định và tư liệu có liên quan.
 - Phiếu học tập.
 2. Đối với học sinh
 - Bảng nhóm.
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.
 * HSKT: Bảng nhóm
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Trước khi vào bài giáo viên giới thiệu vài nét về môn học.
 1. Hoạt động khởi động
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được 
đó là sơ lược về môn Lịch sử, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho 
học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
 * HSKT: Theo dõi cùng cả lớp
 b. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 2: Khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn trong 
 SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử.
 Nhiệm vụ 3: Việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 có tác dụng gì? 
 Nhiệm vụ 4: Vì sao phải học lịch sử?
 PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM
 Nhiệm vụ Trả lời
 Nhiệm vụ 1
 Nhiệm vụ 2
 Nhiệm vụ 3
 Nhiệm vụ 4
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ.
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 - Các nhóm báo cáo (1 nhóm/nhiệm vụ), nhóm khác phản biện.
 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
 tập của các nhóm. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
 PHẢN HỒI PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM
 Nhiệm vụ Trả lời
 Nhiệm vụ 1 Tự học sinh giới thiệu (nhóm trưởng điều hành)
 Nhiệm vụ 2 - Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
 - Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. 
 Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình 
 đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.
 Nhiệm vụ 3 - Tổng hợp, phân tích (đưa ra các nhận định của tác giả) về các sự kiện, hiện 
 tượng/ các giai đoạn lịch sử. Từ đó, giúp thế hệ sau dễ dàng tiếp nhận kiến 
 thức lịch sử.
 - Làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử, tạo ra 
 nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
 Nhiệm vụ 4 - Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân 
 tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, 
 đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,... 
 - Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất 
 bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.
 3. Hoạt động luyện tập
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được 
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
 b. Tổ chức thực hiện
Câu 1. Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?
A. Là quá khứ của loài người.
B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người.
D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người.
Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc về Lịch sử? - Câu đúng về nội dung lịch sử là: A và C
- Câu sai về nội dung lịch sử là: B và D
 * Trả lời câu hỏi
 Câu 1: Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết những gì? Bản thân em biết được thêm những 
gì thông qua việc học tập lịch sử?
 Câu 2: Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử nào khiến em hứng thú nhất? Vì 
sao?
 (Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử khiến em hứng thú nhất là học tập từ thực 
tế như dạy học tại bảo tàng, các du tích lịch sử, tìm hiểu lịch sử tại thực địa. Vì học tập từ 
quan sát thực tế giúp em hiểu sâu sắc hơn, dễ hiểu hơn và dễ ghi nhớ)
 * HSKT: Thực hiện câu 6
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn 
đề mới trong học tập.
 * HSKT: Không thực hiện
 b. Tổ chức thực hiện
 Câu 1: Bài tập 4/SGK GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn 
đề: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời:
 - Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc 
sống nên bất cứ ai cũng cần.
 - Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học 
có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí,... Nếu các em hiểu và biết được 
lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng 
ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của 
quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
 Câu 2: Em hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại nói: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng 
có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng 
nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời căn dặn này của Bác nói lên điều gì 
về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
 Lời căn dặn của Bác nói lên lịch sử dựng nước hào hùng của dân tộc gắn với công 
lao to lớn của các Vua Hùng. Thông qua đó, giúp chúng ta hiểu được rằng lịch sử đã có vai 
trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay, chúng ta tự hào 
tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện 
tại và tương lai tốt đẹp hơn.
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
 - Học bài, hoàn thiện các bài tập phần vận dụng, sách bài tập.
 - Xem trước bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử, trả lời các câu hỏi 
trong SGK. 
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan về các nguồn sử liệu cơ bản.
 * HSKT: Không thực hiện
 -----------------------------------

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_1.docx