Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

pdf 4 trang Chính Bách 15/07/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
 Tuần 8: BÀI 11: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ GV: HỒ THỊ THU HẠ 
 Tiết 15: TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI Ngày dạy: 23/10/2023 
 Thời lượng: 01 tiết 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Thông qua bài học, HS nắm được 
- Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh. 
- Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong 
hiện tượng tạo núi. 
* HSKT: Biết được quá trình nội sinh và ngoại sinh. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực riêng: 
+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được quá trình nội sinh và 
quá trình ngoại sinh; phân tích được mối quan hệ giữa quá trình nội sinh ngoại sinh với 
hiện tượng tạo núi. 
+ Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, sơ đồ mô phỏng hiện tượng 
tạo núi. 
* HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng 
nhóm. 
3. Phẩm chất 
- Có ý thức trong việc bảo vệ các cảnh quan tự nhiên, yêu quý thiên nhiên. 
- Tự tin với những hiểu biết của mình trong việc giải thích sự hình thành các dạng địa 
hình. 
* HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên 
- Tranh ảnh, video clip về các dạng địa hình, cảnh quan tự nhiên. 
- Một số dụng cụ thí nghiệm (ví dụ như các cuốn sách dày) cho các hoạt động uốn nếp, 
đứt gãy. 
- Phiếu học tập. 
2. Đối với học sinh 
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí). 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu 
cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo cho HS hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. 
* HSKT: Tham gia cùng cả lớp 
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. 
- Khởi động với trò chơi VÒNG QUAY ĐỊA LÍ 
- Gồm 4 câu hỏi: 
Câu 1: Đỉnh núi cao nhất thế giới? 
Trong các hình 1,2,3,4, hình nào thể hiện tác động chủ yếu 
của quá trình của qúa trình nội sinh, hình nào thể hiện tác 
động chủ yếu của quá trình của qúa trình ngoại sinh. 
Hoạt động 2: Hiện tượng tạo núi 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng 
tạo núi. 
* HSKT: Theo dõi cả lớp hoạt động 
b. Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh 2. Hiện tượng tạo núi 
- Chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh. - Nội sinh: Sự dịch chuyển 
- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức hoạt động học tập. và xô đẩy lẫn nhau của các 
+ Hoạt động cá nhân 2 phút mảng kiến tạo ở bên trong 
+ Hoạt động nhóm 3 phút lòng Trái Đất đã khiến cho 
- Nhiệm vụ: Quan sát đoạn video, hình 5 trong SGK và hiểu bề mặt Trái Đất nhô lên 
biết của mình, các em hãy trao đổi và phân tích vai trò quá thành núi. 
trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành dạng địa - Ngoại sinh: Qua thời gian, 
hình núi. dưới tác động của ngoại sinh 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. làm thay đối hình dạng của 
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả núi: các đỉnh núi tròn hơn, 
- Gọi nhóm bất kì trả lời câu hỏi. sườn núi bớt đốc, độ cao 
- Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. giảm xuống... 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện 
của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, 
trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
3. Phần luyện tập 
a. Mục tiêu 
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài. 
* HSKT: Biết được quá trình nội sinh và ngoại sinh. 
b. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc 
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_dia_li_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_8_b.pdf