Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 6: Trái Đất trong hệ mặt trời - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 6: Trái Đất trong hệ mặt trời - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 6: Trái Đất trong hệ mặt trời - Năm học 2023-2024 - Hồ Thị Thu Hạ

Tuần 4: GV: HỒ THỊ THU HẠ Tiết 8: CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA Ngày dạy: 27/09/2023 HỆ MẶT TRỜI BÀI 6. TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. * HSKT: Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng của Trái Đất. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực Địa Lí + Nhận thức khoa học Địa lí: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Phân tích được ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác. + Tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các công cụ của Địa lí học. Phân tích hình ảnh, sơ đồ để biết được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Lấy ví dụ minh họa để chứng minh Trái Đất hình cầu. Khai thác internet phục vụ môn học. Thu thập thông tin từ trang web giáo viên cung cấp để biết được hình dạng, kích thước của Trái Đất. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất với người ngoài hành tinh. * HSKT: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: Chia sẻ về tinh thần yêu trái đất bảo vệ Trái Đất. * HSKT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời. - Phiếu học tập số 1,2 - Đường link tham khảo tài liệu: + Bài hát Hành tinh: https://www.youtube.com/watch?v=HgQIW2kUiRQ + Làm sao người Hy Lạp cổ đại biết Trái Đất hình cầu: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk 2. Học sinh - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Chuyển động xung quanh hệ Mặt Trời là tám hành tinh. - Các hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh mình. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển. 2.2. Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và kích thước của Trái Đất(13 phút) a. Mục tiêu - Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. - So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác. * HSKT: Biết được hình dạng của Trái Đất. b. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh. - Nhiệm vụ hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2. Xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk và dựa vào thông tin SGK, em hãy trao đổi để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Con người đã cho rằng Trái Đất có những hình dạng nào? Câu 2: Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết “Trái Đất hình cầu”? Câu 3: Người triết gia Hy Lạp Aristotle đã chứng minh Trái Đất hình cầu như thế nào? Câu 4: Ông Aristotle đã có tham vọng gì? Câu 5: Để thực hiện được tham vọng đó, ông Aristotle cần phải làm gì? Câu 6: So sánh kích thước đường kính của Trái Đất hiện tại với kết quả ông Aristotle tính được. Câu 7: Hãy lấy một ví dụ thuyết phục các bạn trong lớp rằng: “Trái Đất hình cầu”. * HSKT: Trái Đất có hình dạng như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh .
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_dia_li_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_6_t.pdf