Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá
Tuần: 18 NS: 29/12/2023 Tiết: 69 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ND: 1/1/2024 I. Mục tiêu bài học: 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong học kì I để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong tiết ôn tập. - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt: cấu tạo của từ tiếng việt, biện pháp tu từ ,nghĩa của từ. - Thực hành : viết tóm tắt VB tương ứng với đọc VB truyện; tập làm thơ lục bát,VB thơ bốn chữ, năm chữ, Trên cơ sở tôn trọng các ý kiến khác biệt. b. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân hs thực hiện, không sao chép hay cop py bài bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kế hoạch bài học. - Thiết bị: Máy tính, ti vi - Soạn bài. - Thực hiện nhiệm vụ mà GV giao cho. III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP: A. PHÂN MÔN VĂN: 1. Truyện đồng thoại: a. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ 1 và thứ 3. - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa b. Nội dung: Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng. 3. Biện pháp tu từ: a. So sánh : Là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự viêc khác có nét tương đồng hay khác biệt. Học sinh vận dụng lý thuyết để làm bài tập Bài tập : Tìm biện pháp so sánh trong các câu sau và nêu tác dụng: - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. - Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hang đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu song trắng. ▪ b. Nhân hóa: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. Tìm biện pháp nhân hóa trong các ví dụ sau: - Ông trời mặc áo giáp đen ra trận Muôn nghìn câu mía múa gươm Kiến hành quân. Đầy đường - Cô bé chổi rơm có cái áo đẹp nhất - Có một chú chim bồ câu vừa bay ngang qua. c. Điệp ngữ: Là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến. Bài tập: Tìm biện pháp điệp ngữ: “ Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa” d. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Bài tập: Chỉ ra bp ẩn dụ : - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Về thăm nhà Bác làng Sen Có hang râm bụt thắp lên lửa hồng - Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai Giới thiệu được cảnh sinh hoạt Tả bao quát quang cảnh Tả hoạt động cụ thể của con người Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt Đề : Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về ca dao sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! MĐ: Không biết từ bao giờ, bài ca dao trên luôn vang vọng trong tâm hồn mỗi con người, gợi nhắc ta về tình cảm gia đình thiêng liêng, tình yêu thương của cha mẹ với con cái . TĐ: - Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của người mẹ với con trong lúc hát ru, mẹ gợi nhắc đến “Công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là cách bày tỏ tình yêu thương con tha thiết. Bằng những hình ảnh so sánh đặc sắc, tác giả dân gian lấy “ Núi ngất trời” để ví với “Công cha”, cũng đủ để khẳng định công lao của cha là lớn lao đến vô cùng, vô tận. Còn “nghĩa mẹ” được ví với “nước ở ngoài biển Đông” bao la, mênh mông không kể xiết. Hình ảnh so sánh cụ thể, lấy cái to lớn, mênh mông, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công lao cha mẹ. Hai câu thơ đầu cũng là lời bày tỏ tình yêu thương bao la của cha mẹ với con cái. Tác giả dân gian ca ngợi công lao to lớn, những hi sinh không thể đo đếm của cha mẹ với chúng ta. - Hai câu sau là lời nhắn gửi thiết tha với con. Để con ghi nhớ, bài ca dao dùng cách lặp lại hình ảnh như một khẳng định để con khắc cốt ghi tâm “Núi cao, biển rộng mênh mông”. Các tính từ tiên tiếp xuất hiện như mở ra trước mắt con một khung trời bao lao, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên. Hay nói đúng hơn là khắc sâu tình yêu, đức hi sinh, công lao của cha mẹ với con. Chín chữ cù lao kể sao cho xiết! Cụm từ “ghi lòng con ơi!” cuối bài ca dao tạo âm vang tha thiết. Lời nhắn gửi xúc động để con ghi lòng tức là luôn nhớ, không bao giờ được quên. Chỉ thế thôi, bài ca nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ! KĐ: Bằng những câu thơ lục bát nhẹ nhàng, giọng thơ tâm tình, sâu lắng, bài ca dao đã làm xúc động bao tâm hồn, là tiếng gọi nhớ về cha mẹ, quê hương cho ai xa quê, xa cha mẹ. A. Em về quê ngoại nghỉ hè. B. Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. C. Qua con đường đất rực màu rơm phơi. D. Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. Câu 4. Từ “chân đất” trong bài thơ được dùng với biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 5. Dòng nào dưới đây không phải là nhận định về nét đặc sắc của câu thơ “Gặp đầm sen nở mà mê hương trời”? A. Làm nổi bật màu sắc của hoa sen trong đầm B. Diễn tả được hương vị thanh khiết, ngào ngạt, lan rộng trong không gian của hoa sen C. Diễn đạt được sự ngỡ ngàng đến ngây ngất, say mê khi gặp đầm sen nở D. Thể hiện được tình yêu quê hương tha thiết qua vẻ đẹp của đầm sen Câu 6. Về quê ngoại, trong lòng bạn nhỏ có sự thay đổi tích cực nào? A. Mê đắm hương sen hơn B. Thân thiết với bạn bè hơn C. Yêu cuộc sống và con người hơn D. Thương bà ngoại nhiều hơn Câu 7. Theo em, tác giả gửi gắm thông điệp gì qua hai câu thơ: “Em ăn hạt gạo lâu rồi Hôm nay mới gặp những người làm ra” ? A. Hạt gạo ở quê ngoại rất ngon. B. Có được hạt gạo là do những người nông dân làm ra. C. Làm ra hạt gạo là vô cùng cực khổ, vất vả. D. Phải biết ơn, quý trọng những người nông dân đã cực khổ, vất vả làm ra hạt gạo. * Trả lời các câu hỏi (từ câu 8 đến câu 10) Câu 8. Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 9. Nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ qua hai dòng thơ sau: “Những người chân đất thật thà Em thương như thể thương bà ngoại em”. Câu 10. Bài thơ đã bồi đắp những tình cảm nào trong em? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại trải nghiệm của em trong một kì nghỉ (nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ) giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn. ------------------------- HẾT ------------------------- Mức 1 (0.5 điểm)Học sinh bày tỏ những tình cảm được bồi đắp. Gợi ý: Học sinh bày tỏ được 1 ý trong các ý sau: - Tình yêu quê hương, đất nước, con người; - Tình yêu thiên nhiên, tình bạn bè, tình bà cháu, kính yêu, trân trọng những người lao động và thành quả lao động, - Yêu mến cảnh vật, yêu thương và kính trọng những người lao động chăm chỉ, chất phác, thật thà. (HS có thể diễn đạt ý tương tự và không vi phạm đạo đức, pháp luật thì giám khảo vẫn ghi điểm tối đa) Mức 2 (0.25 điểm): Học sinh có nhận xét phù hợp nhưng trình bàychưa đủ 1 ý nêu trên hoặc diễn đạt chưa thật rõ ràng. Mức 3 (0.0 điểm): Học sinh trả lời sai, trả lời theo chiều hướng tiêu cực hoặc không trả lời. II. a. Đảm bảo cấu trúc bài văntự sự: Mở bài, thân bài, kết bài 0.25 VIẾT(4,0 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại trải nghiệm của bản thân điểm) trong một kì nghỉ(nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ) giúp tâm hồn em trở 0.25 nên phong phú hơn. c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí Học sinh kể lại trải nghiệm của bản thân trong một kì nghỉ theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất(xưng tôi hoặc em) - Triển khai bài văn theo 3 bước: + Mở bài:Giới thiệu khái quát về trải nghiệm trong một kì nghỉ của bản 0.5 thân. + Thân bài: Kể lại diễn biến của trải nghiệm về kì nghỉ giúp tâm 2.0 hồn em trở nên phong phú hơn *Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnhxảy ra câu chuyệnvà những nhân vật có liên quan đến trải nghiệm của bản thân. * Kể lại được các sự việc theo trình tự diễn ra; kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm (Chú ý làm rõ được yêu cầu của đề: giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn). + Kết bài: Kết thúc trải nghiệm và nêu ý nghĩa, sự quan trọng của 0.5 trải nghiệm về kì nghỉ đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo. 0.25 ---------------HÊT------------- - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành - Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nhận xét chung - HS lắng nghe, rút I. Nhận xét chung kinh nghiệm GV nêu nhận xét, đánh giá bài làm - Ưu : Đa số làm bài đạt yêu cầu. + Xác định được yêu cầu của bài kiểm tra + Biết cách trình bày phần tự luận. - Nhược : + Một số làm bài dưới điểm trung bình do không học bài. + Trình bày, chữ viết cẩu thả. Hoạt động 2 : Trả bài sửa chữa. HS sửa bài vào vở II. Sửa bài GV hướng dẫn HS cách sửa bài: Theo đáp án tiết kiểm tra HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT) Mục tiêu: - Học sinh vận dụng dàn bài để nhìn nhận, đánh giá bài làm của mình - Biết được kết quả bài làm của mình, những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế để sửa chữa Năng lực: Năng lực tiếp nhận, tư duy, nhận biết, trực quan, thảo luận, tự sửa chữa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ HS biết nhận ra học tập lỗi sai trong bài GV cho HS tự đọc lại bài của mình, rút làm của mình ra ưu khuyết điểm trong bài làm. Ghi cụ thể trong vở để sửa về: HS đọc lại bài làm của - Bố cục: đầy đủ như dàn bài chung mình để nhận ra những chưa, thiếu những ý nào lỗi sai viết vào giấy để chuẩn bị sửa - Diễn đạt: Câu văn, đoạn văn nào diễn đạt chưa tốt cần sửa - Dùng từ: từ nào dùng chưa đúng 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Xem lại bài kiểm tra
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_18_nam_hoc.docx