Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 21+22+23 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông

docx 9 trang Chính Bách 16/12/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 21+22+23 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 21+22+23 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 21+22+23 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông
 Tuần 21,22,23 BÀI 17: NS: 24/01/24
 Tiết 30,31,32 ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG NG:29/01/24
 17/02/24
 24/02/24 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 
2. Năng lực 
2.1. Năng lực chung : 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát 
tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện 
thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về tính chất ảnh tạo bởi gương 
phẳng trong các trường hợp khác nhau, biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương 
phẳng. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Năng lực nhận biết: Nhận biết được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. 
Xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp đặt vật. 
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, nêu được tính chất của ảnh tạo 
bởi gương phẳng, xác đinh được vùng nhìn thấy của gương phẳng.Từ đó có thể vẽ 
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức tính chất của 
ảnh tạo bởi gương phẳng giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn. 
3. Phẩm chất. 
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. 
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 
1.Giáo viên: - Kế hoạch bài học. 
- Học liệu: Cho mỗi nhóm học sinh:1gương phẳng có giá đỡ,1tờ giấy,1tấm kính 
trong có giá đỡ, 2 vật bất kỳ giống nhau ,1 cây nến, diêm để đốt nến, 1 phiếu giao 
việc. 1 bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng. 
2.Học sinh: - Sách, vở, dụng cụ học tập.1 bút chì,1 thước đo độ, 1 thước thẳng. 
- Ôn tập cách vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng. 
- Ôn tập định luật phản xạ ánh sáng 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Hoạt động 1:Mở đầu 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết 
học. Tổ chức tình huống học tập. 
b.Nội dung: Giải thích được hiện tượng thực tế 
c.Sản phẩm: Các câu trả lời của HS 
d.Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm I.Ảnh của vật qua gương phẳng 
 vụ học tập: 
 - Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng 
 Yêu cầu học sinh cầm gương 
 được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.
 lên soi và nói xem các em nhìn 
 thấy gì trong gương? - Ảnh không hứng được trên màn chắn gọi là 
 Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của ảnh ảo.
 vật qua gương phẳng hoặc các - Ảnh hứng được trên màn chắn là ảnh thật
 mặt phản xạ khác. 
 VD: 
 ?.Nêu ý kiến của mình vì sao 
 lại có hình tháp lộn ngược trên Ảnh của con mèo qua gương phẳng.
 mặt nước? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 học tập: 
 HS làm theo yêu cầu của GV 
 Học sinh:nêu ý kiến của mình 
 vì sao lại có hình tháp lộn 
 - Ảnh của tháp rùa trên mặt nước phẳng, lặng.
 ngược trên mặt nước. 
 Giáo viên: theo dõi từng 
 phương án. 
 - Dự kiến sản phẩm: Hình tháp 
 lộn ngược trên mặt nước là ảnh 
 của tháp trên mặt nước phẳng 
 lặng giống như gương. 
 Bước 3: Báo cáo kết quả và 
 thảo luận: 
 HS:Hình của một vật mà ta 
 nhìn thấy trong gương gọi là 
 ảnh của vật đó tạo bởi gương 
 Bước 4:Đánh giá kết quả thực 
 hiện nhiệm vụ: 
 Học sinh nhận xét, bổ sung, 
 đánh giá: 
 Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
Hoạt động 2.2: Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng 
a. Mục tiêu: HS biết được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng: Ảnh tạo 
bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật; Điểm sáng và ảnh 
của nó tạo bởi gương phẳng cách gương 1 khoảng bằng nhau 
b.Nội dung: Dùng các dụng cụ thực hành để xác định được tính chất của ảnh của 
một vật tạo bởi gương phẳng. 
c.Sản phẩm: HS đề xuất, làm được thí nghiệm và rút ra được tính chất ảnh của 1 Độ lớn ảnh của cây nến 1 với cây nến 2 bằng nhau 
 Khoảng cách từ hai cây nến đến tấm kính bằng nhau 
 Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: (bên cột nội 
 dung) 
 Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
 Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
 ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng 
 dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung 
Hoạt động 2.3: Dựng ảnh của vật qua gương phẳng 
a. Mục tiêu: Củng cố cho HS định luật phản xạ ánh sáng, các tính chất của ảnh tạo 
bởi gương phẳng. Biết xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. 
- Luyện tập kỹ năng vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. 
b.Nội dung: Học sinh thực hành xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 
c.Sản phẩm: Học sinh hoàn thành cách dựng ảnh cảu vật qua gương 
d. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng 
 học tập: 1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng 
 Giáo viên yêu cầu: rất nhỏ) 
 + Yêu cầu HS đọc thông tin 2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng
 trong SGK. tìm hiểu các nội -Lấy A’ đối xứng với A qua gương. 
 dung cần thực hành; dụng cụ thí - Lấy B’ đối xứng với B qua gương. 
 nghiệm. +Gọi Hs nêu yêu cầu - Nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của vật AB 
 của nội dung thực hành? Các 
 qua gương phẳng.
 dụng cụ cần có? 
 + GV yêu cầu HS hoạt động 
 nhóm thực hành GV lưu ý HS 
 cách vẽ ảnh đơn giản là dựa vào 
 tính chất ảnh. 
 ?Giải thích tại sao chỉ nhìn thầy 
 ảnh S' mà không thể thu được 
 ảnh này trên màn chắn. 
 ?Hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn 
 ảnh của một vật qua gương 
 phẳng mà không cần vẽ tia sáng. 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 học tập: 
 Đọc thông tin tìm hiểu dụng cụ 
 thí nghiệm. 
 Học sinh:Tiến hành TN 
 Bước 3: Báo cáo kết quả và 
 thảo luận: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Vận dụng
học tập: Bài 1 : Vì khoảng cách từ bạn A và ảnh của 
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức bạn A trong gương đến tấm gương bằng 
vào giải bài tập thực tế nhau nên để cách ảnh của mình 2 m thì bạn 
Bài 1:Bạn A đứng cách bức tường 
 A phải đứng cách gương 2 :2 = 1 (m) 
4 m, trên tường treo thẳng đứng 
một tấm gương phẳng rộng và nhìn Do đó bạn A phải di chuyển tiến gần đến 
thấy ảnh của mình trong gương. tấm gương và cách gương 1 khoảng 1 m 
Bạn A phải di chuyển về phía nào, 
một khoảng bao nhiêu để cách ảnh Bài 2: Ảnh của chữ “TÌM” trong gương 
của mình 2 m? phẳng là chữ “MÍT”
 Bài 2: Ảnh của chữ "TÌM" trong 
 Bài 3: 
gương phẳng là chữ gì? 
Bài 3: Giải thích tại sao chỉ nhìn 
thấy ảnh S’ mà không thể thu được 
ảnh này trên màn chắn. 
 Ta chỉ nhìn thấy ảnh S’ mà không thể thu 
 được ảnh này trên màn chắn vì S’ là ảnh 
 ảo.
Bài 4: Giải thích được cách bố trí Bài 4:Trong tiệm cắt tóc người ta bố trí 2 
gương trong tiệm cắt tóc, tiệm cái gương: 
trang điểm, cửa hàng thời trang,.. + Gương phía trước để người cắt tóc có 
 thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước 
 của mình trong gương. 
 + Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh 
 của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được 
 gương phía trước phản chiếu trở lại và 
 người cắt tóc có thể quan sát được đồng 
 thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía 
 sau khi nhìn vào gương trước mặt mình. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập: Hoạt động cá Một số cơ thể sinh vật có tính đối xứng: 
nhân, hoàn thiện bài tập 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo + Con bướm . 
luận: Cá nhân HS trả 
lời 
Bước 4:Đánh giá kết quả thực + Con chuồn chuồn. 
hiện nhiệm vụ: Học sinh nhận xét, Một số vật có tính đối xứng: 
bổ sung, đánh giá. + Tháp Eiffel – Pháp. C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật 
D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương 
phẳng 
A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. 
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn 
vật. 
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài 
đi qua ảnh ảo S’. 
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm 
đó tới gương. 
Câu 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt 
gương bằng 600. Hãy tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương. 
A. 200 B. 450 C. 600 D. 300 
Câu 7: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ 
cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’ 
A. d = d’ B. d > d’ 
C. d < d’ D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật. 
Câu 8: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào 
dưới đây là đúng? 
 A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật 
 B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật 
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật 
D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật 
 Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Khi soi gương, ta thấy 
A. Ảnh thật ở sau gương B. Ảnh ảo ở sau gương 
C. Ảnh thật ở trước gương D. Ảnh ảo ở trước gương 
Câu 10: Ảnh ảo là gì? 
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn 
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn 
C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn 
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_phan_m.docx