Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông

docx 6 trang Chính Bách 02/12/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Phân môn: Vật lí - Tuần 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Đông
 CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ
 Tuần 1 BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG NS: 01/9/23
 Tiết 1,2 NG:05/9/23
 07/9/23
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ.
- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.
- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị 
của hai trong ba đại lượng v, s, t.
- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu 
về tốc độ chuyển động.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra tốc độ chuyển động, công thức tính.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện công thức để giải bài tập về tính 
tốc độ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu đơn vị tính tốc độ.
- Trình bày được khái niệm tốc độ, công thức tính.
- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho.
- Thực hiện được các bài toán về chuyển động đơn giản.
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ 
chuyển động.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo 
luận tìm ra được tốc độ chuyển động, công thức tính.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo quãng đường, thời gian.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Hình ảnh về đội điền kinh, bảng 8.1, hình 8.1.
- Phiếu học tập để trả lời H 1, 2, 3.
III. Tiến trình dạy học:
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được sự nhanh hay chậm của chuyển động dựa vào thương 
số s/t.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức 
các em đã biết dùng công thức v = s/t để giải các bài tập về chuyển động đã học trong toán ở lớp 
5.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện: Cột 1 2 3 4 5
 STT Họ và tên học sinh Quãng Thời gian Xếp Quãng đường chạy 
 đường chạy chạy t(s) hạng trong 1 giây
 s(m)
 1 Nguyễn Anh 60 10 2 6
 2 Trần Bình 60 9,5 1 6,3
 3 Lê Cao 60 11 3 5,5
H 3: Hai cách:
Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có 
quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường . Chuyển động nào có thời gian đi ngắn 
hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
H 4: v.
H 5: Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển 
động gọi tắt là tốc độ.
H 6: Trong 1s bạn A chạy được quãng đường 3,4m.
Trong 1s bạn B chạy được quãng đường 3,5m.
→ Bạn B chạy nhanh hơn bạn A.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm tốc độ:
 GV: Treo bảng ghi kết quả cuộc chạy 60m trong tiết thể 
 dục của 3 bạn học sinh - Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh 
 GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời câu H 1, H hay chậm của chuyển động được gọi là 
 2, H 3. tốc độ chuyển động gọi tắt là tốc độ.
 GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi H 4, H 5 - Công thức tốc độ: v = s/t.
 *Thực hiện nhiệm vụ học tập trong đó:
 HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung v: tốc độ 
 s: quãng đường đi được 
 hoạt động ra phiếu học tập H1,2,3
 t: thời gian đi quãng đường
 HS làm việc cá nhân câu hỏi H4,5,6. s
 - Mối quan hệ giữa s,v,t: từ v suy 
 *Báo cáo kết quả và thảo luận t
 GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình s
 ra s=v.t và t 
 bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). v
 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Thực tế tốc độ chuyển động của một 
 - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. vật thường thay đổi (trên từng quãng 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. đường; trong những khoảng thời gian 
 - GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm tốc độ, công s
 khác nhau) nên đại lượng v còn gọi 
 thức tốc độ. t
 là tốc độ trung bình của chuyển động.
Hoạt động 2.2: Nhận biết các đơn vị tốc độ(18’)
a) Mục tiêu: Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.
b) Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân:
H 1. Quãng đường và thời gian có đơn vị gì? - GV chia lớp thành 6 nhóm với ?1, 2, 3.
c) Sản phẩm: 
- Tóm tắt
S = 5km; t = 7h 15 min – 6h 45 min = 0,5h
Tính v =?
Giải: Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là: v = s/t = 5/0,5 = 10(km/h) = 2,8(m/s)
-?1 Tốc độ của vận động viên: v= s/t = 100/11,54 = 8,7(m/s)
-?2 Thời gian đi từ nhà đến siêu thị là:t = s/v = 2,4/4,8 = 0,5(h) = 30(min)
-Thời điểm đến siêu thị:8 h 30 min + 30 min = 9 h.
-?3 Quãng đường từ nhà bạn B đến trường: s = v.t = 12.1/3 = 4 (km).
d)Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Bài tập vận dụng công thức tính 
 - GV cho HS đọc đề, yêu cầu HS phân tích đề, giải. tốc độ
 - GV chia lớp thành 6 nhóm : Tóm tắt:
 - Nhóm 1, 2 làm ? 1 Tính tốc độ. s = 5 km; t = 7 h 15 min – 6 h 45 min 
 - Nhóm 3, 4 làm ? 2 Tính thời gian. = 0,5 h.
 - Nhóm 5 ,6 làm ? 3 Tính quãng đường. Tính v = ?
 *Thực hiện nhiệm vụ học tập Giải: 
 - GV gọi 1 HS đọc đề và tóm tắt, HS vận dụng công thức Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là: 
 tính tốc độ v = s/t để tính. v = s/t = 5/0,5 = 10(km/h). 
 - Các nhóm làm vào phiếu học tập của nhóm = 2,8(m/s)
 - Nhóm 1, 2 làm ? 1. -?1 Tốc độ của vận động viên:
 - Nhóm 3, 4 làm ?2. v = s/t = 100/11,54 = 8,7 (m/s). 
 - Nhóm 5,6 làm ?3. -?2 Thời gian đi từ nhà đến siêu thị là:
 *Báo cáo kết quả và thảo luận t = s/v = 2,4/4,8= 0,5(h)= 30 (min)
 GV gọi đại diện lên bảng làm. - Thời điểm đến siêu thị:
 GV gọi đại diện 3 nhóm lên bảng làm, các bạn nhóm khác 8h 30 min + 30 min = 9 h 
 bổ sung (nếu có). -?3 Quãng đường từ nhà bạn B đến 
 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trường:
 - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. s = v.t = 12.1/3 = 4(km).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - GV nhận xét và chốt nội dung cho HS ghi vào vở.
 GV: Giới thiệu thêm vận tốc chuyển động của một loại 
 chim, vận tốc ánh sáng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
a) Mục tiêu: HS có thể sử dụng đồng hồ bấm giây, dùng thước cuộn đo độ dài quãng đường của 
một bạn HS chạy ngắn từ đó tính được tốc độ.
b ) Nội dung: GV cho HS về nhà từ dùng đồng hồ bấm giấy để tính thời gian một bạn HS chạy 
đoạn đường ngắn dùng thước đo độ dài quãng đường khi đó dùng công thức tính v=s/t để tính ra 
tốc độ bạn HS đó chạy.
c) Sản phẩm: Khi biết thời gian, quãng đường , HS vận dụng công thức v= s/t tính được tốc độ.
d) Tổ chức thực hiện: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_phan_m.docx