Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 18 - Kiểm tra cuối kì 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá

docx 3 trang Chính Bách 28/10/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 18 - Kiểm tra cuối kì 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 18 - Kiểm tra cuối kì 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá

Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 18 - Kiểm tra cuối kì 1 - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá
 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG - LỚP 8
 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA
 - Viết trên giấy.
 - Thời gian kiểm tra: 45 phút.
 II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 TT Nội dung Yêu cầu cần đạt
 1 Chủ đề 2. Tài - Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng ở Quảng Nam.
 nguyên rừng và - Ảnh hưởng của tài nguyên rừng đối với việc phát triển kinh 
 biển ở tỉnh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
 Quảng Nam. 
 2 Chủ đề 3. Di sản - Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện 
 văn hoá phi vật để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa 
 thể ở tỉnh Quảng phương.
 Nam. 
 III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
 Nội dung Tiêu chí đánh giá
 Các nội dung đánh giá
 Chủ đề 2. - Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam.
 Tài - Cho biết những ảnh hưởng của tài nguyên rừng đối với việc phát triển kinh 
 nguyên tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.
 rừng và - Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và 
 biển ở phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
 tỉnh 1. Mức Đạt
 Quảng - Học sinh trả lời đúng (chính xác, rõ ràng) cả 3 nội dung.
 Nam. - Học sinh trả lời đúng (chính xác, rõ ràng) 2 trong 3 nội dung.
 - Học sinh trả lời đúng (chính xác, rõ ràng) 50% kiến thức trở lên của cả 
 Chủ đề 3. 3 nội dung.
 Di sản 2. Mức chưa đạt
 văn hoá - Học sinh trả lời chưa đúng (chưa chính xác, rõ ràng) nội dung nào. 
 phi vật - Học sinh trả lời đúng 1 trong 3 nội dung.
 thể ở tỉnh - Học sinh trả lời chưa đúng (chưa chính xác, rõ ràng) đến 50% của cả 3 
 Quảng nội dung.
 Nam. - Nội dung trả lời sơ sài, nội dung không liên quan.
 ------------ Hết ------------- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM
 TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC GIÁ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
 MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG - LỚP 8
 Câu 1. Đặc điểm tài nguyên rừng
 - Có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 là 683 nghìn 
 ha.
 - Thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh quanh năm, rất phong phú, đa 
 dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực động vật quý hiếm.
 Câu 2. Ảnh hưởng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
 - Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng cao. Nghề trồng rừng là nguồn sống, nguồn thu 
 nhập chính của người dân miền núi.
 - Các sản phẩm hàng hóa chủ lực thuộc ngành lâm nghiệp:
 + Gỗ nguyên liệu rừng trồng.
 + Cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh.
 + Cây công nghiệp: cao su, tiêu, chè, dó bầu, ... và cây ăn quả như như bòn bon 
 (boòng boong), thanh trà, bòng, dứa ,...
 - Nhiều loại cây đã được tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá 
 trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Một số sản phẩm đã có thương hiệu và được ưa chuộng 
 trên thị trường như sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước, chè An Bằng, ...
 - Quảng Nam đang tập trung phát triển lâm nghiệp đa chức năng, mô hình nông 
 lâm kết hợp, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ, nhất là các loại dược liệu 
 dưới tán rừng; thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng 
 sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch sinh thái.
 Câu 3. Một số biện pháp giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật 
 thể ở Quảng Nam
 - Để giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam nói 
 chung, các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở địa 
 phương nói riêng, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp thu hút, huy động mọi nguồn 
 lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể. 
 - Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn 
 và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nhân dân; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa 
 để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương như: giới thiệu 
 quảng bá và đưa vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng, tổ 
 chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng thực hành di sản; duy trì và phát triển 
 hoạt động của các câu lạc bộ, các hội thi, liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian,
 ------------ Hết -------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_lop_8_tuan_18_kiem_tra_cuoi_ki_1.docx