Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 10+11+12 - Chủ đề 1: Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá

docx 5 trang Chính Bách 28/10/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 10+11+12 - Chủ đề 1: Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 10+11+12 - Chủ đề 1: Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá

Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tuần 10+11+12 - Chủ đề 1: Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2023-2024 - Đinh Hoài My - Trường THCS Lê Ngọc Giá
 TUẦN 10,11,12 CHỦ ĐỀ 1: QUẢNG NAM TỪ THẾ KỈ NS: 09/11/2023
Tiết 1,2,3,4,5 XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX ND: 13/11/2023 
 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
 1. Về kiến thức
 - Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Quảng 
 Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
 - Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa 
 thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
 - Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông ta 
 đã đạt được, có ý thức góp phần bảo về và xây dựng quê hương.
 2. Về năng lực
 a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử
 - Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của 
bài học.
 b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
 - Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa 
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
 - Trình bày được những nét tiêu biểu của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu 
thế kỉ XX.
 c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về đời sống kinh tế, 
xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
 3. Về phẩm chất
 - Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.
 - Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã 
đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Đối với giáo viên
 - Máy tính, tranh ảnh. 
 - Phiếu học tập. 
 - Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng 
Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
 2. Đối với học sinh
 - Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
 - Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân 
cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương 
trình giáo dục địa phương 8.
 1. Hoạt động mở đầu GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
 Sản phẩm
 1. Chính trị
 - Vùng đất từ núi Hải Vân (Đà Nẵng) cho đến núi Đá Bia (Phú Yên) từ 1471 
thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam của Đại Việt. Đến năm 1490, vùng đất này đổi thành 
xứ Quảng Nam.
 - Từ thế kỉ XVI, Quảng Nam dưới quyền quản lí của họ Nguyễn. 
 - Từ giữa thế kỷ XVII, chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh 
đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần 
đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
 2. Kinh tế
 - Các Chúa Nguyễn đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất 
hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương, khai thác tốt tiềm năng trù phú của 
vùng đất này. Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp đều phát triển. 
 - Ngoại thương phát triển mạnh. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho lập nhiều hải 
cảng để đón thương thuyền nước ngoài ghé vào buôn bán. 
 3. Xã hội
 - Cuối thế kỉ XVI, những cuộc di dân từ phía bắc xuống phía nam diễn ra sôi 
động. 
 - Cư dân định cư trong những xóm làng. So với các làng ở phía bắc, quan hệ giữa 
những con người trong làng ở Quảng Nam dân chủ và bình đẳng hơn như quan hệ giữa 
dân ngụ cư và chính cư, quan hệ trong nội bộ một tộc họ
 - Chúa Nguyễn xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Đời sống người dân được cải 
thiện, tình hình xã hội ổn định. 
 - Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVII thì nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra 
gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng, đời sống nhân dân trở nên khổ cực.
 4. Văn hóa
 - Đạo Phật được tôn sùng. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng: chùa Bảo Châu 
(Duy Xuyên), Chúc Thánh (Hội An), chùa Vạn Đức (Hội An), chùa Phước Hoà (Tam 
Kỳ), chùa Cầu (Hội An)
 - Từ đầu thế kỉ XVII, đạo Thiên Chúa được các giáo sĩ truyền bá vào Viêt Nam. 
Nhiều giáo khu sầm uất được hình thành, tiêu biểu là giáo khu Trà Kiệu và giáo khu Phú 
Thượng.
 - Văn hóa phương Tây đã du nhập vào làm cho đời sống văn hoá, tâm linh của 
một bộ phận dân cư trở nên đa dạng hơn.
 - Quảng Nam là một trong những trung tâm văn hóa lớn thời bấy giờ của quốc gia 
Đại Việt.
 GV chiếu các video clip về những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn 
hóa của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
 Hoạt động 2. II. Khái quát phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Nam 
 cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Nhóm lẻ: Bài tập 1.
 - Nhóm chẵn: Bài tập 2.
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi 
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. 
 4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những 
vấn đề mới trong học tập.
 b. Tổ chức thực hiện
 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2 phần vận dụng theo nhóm.
 HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi 
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. 
 Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
 - Hoàn thiện tiếp bài tập phần vận dung.
 - Xem trước chủ đề 2 và sưu tầm tư liệu về: Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng 
 Nam. 
 - Sưu tầm một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam. 
 ---------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_lop_8_tuan_101112_chu_de_1_quang.docx